Chúa Nhật V Mùa Chay – Tôi Là Sự Sống Lại – Giải thích bản văn Tin Mừng

23/03/2023

Ga 11,1-45: Khi ấy, có một người đau liệt tên là Ladarô, ở Bêtania, làng quê của Maria và Martha. (Maria này chính là người đã xức dầu thơm cho Chúa, và lấy tóc lau chân Người. Em trai bà là Ladarô lâm bệnh). Vậy hai chị sai người đến thưa Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, người Thầy yêu đau liệt”. Nghe tin ấy, Chúa Giêsu liền bảo: “Bệnh này không đến nỗi chết, nhưng để làm sáng danh Thiên Chúa và do đó Con Thiên Chúa sẽ được vinh hiển”.

Chúa Giêsu thương Martha và em là Maria và Ladarô. Khi hay tin ông này đau liệt, Người còn lưu lại đó hai ngày. Rồi Người bảo môn đệ: “Chúng ta hãy trở lại xứ Giuđêa”. Môn đệ thưa: “Thưa Thầy, mới đây người Do-thái tìm ném đá Thầy, mà Thầy lại trở về đó ư?” Chúa Giêsu đáp: “Một ngày lại chẳng có mười hai giờ sao? Nếu ai đi ban ngày thì không vấp ngã, vì người ta thấy ánh sáng mặt trời; nhưng kẻ đi ban đêm sẽ vấp ngã vì không có ánh sáng”. Người nói thế, rồi lại bảo họ: “Ladarô bạn chúng ta đang ngủ, dầu vậy Ta đi đánh thức ông”. Môn đệ thưa: “Thưa Thầy, nếu ông ta ngủ, ông sẽ khoẻ lại”. Chúa Giêsu có ý nói về cái chết của Ladarô, nhưng môn đệ lại nghĩ Người nói về giấc ngủ. Bấy giờ Chúa Giêsu mới nói rõ: “Ladarô đã chết. Nhưng Ta mừng cho các con, vì Ta không có mặt ở đó để các con tin. Vậy chúng ta hãy đi đến nhà ông”. Lúc đó Tôma, cũng có tên là Ðiđimô, nói với đồng bạn: “Chúng ta cũng đi để cùng chết với Người”.

Ðến nơi, Chúa Giêsu thấy Ladarô đã được an táng bốn ngày rồi. (Bêtania chỉ cách Giêrusalem chừng mười lăm dặm). Nhiều người Do-thái đến nhà Martha và Maria để an ủi hai bà vì người em đã chết. Khi hay tin Chúa Giêsu đến, Martha đi đón Người, còn Maria vẫn ngồi nhà. Martha thưa Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết. Tuy nhiên, ngay cả bây giờ, con biết Thầy xin gì cùng Thiên Chúa, Thiên Chúa cũng sẽ ban cho Thầy”. Chúa Giêsu nói: “Em con sẽ sống lại”. Martha thưa: “Con biết ngày tận thế, khi kẻ chết sống lại, thì em con sẽ sống lại”. Chúa Giêsu nói: “Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ. Con có tin điều đó không?” Bà thưa: “Thưa Thầy, vâng, con đã tin Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian”.

Nói xong bà về gọi Maria em gái bà và nói thầm với em rằng: “Thầy ở ngoài kia, Thầy gọi em”. Nghe vậy, Maria vội vàng đứng dậy và đi đến cùng Chúa. Vì lúc đó Chúa Giêsu chưa vào trong làng, Người còn đang đứng ở nơi Martha đã gặp Người. Những người Do-thái cùng ở trong nhà với Maria và an ủi bà, khi thấy bà vội vã đứng dậy ra đi, họ cũng đi theo bà, tưởng rằng bà đi ra khóc ngoài mộ. Vậy khi Maria đến chỗ Chúa Giêsu đứng, thấy Người, bà liền sấp mình xuống dưới chân Người và nói: “Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt đây, thì em con không chết”. Khi thấy bà khóc nức nở và những người Do-thái theo bà cũng khóc, Chúa Giêsu thổn thức và xúc động. Người hỏi: “Ðã an táng Ladarô ở đâu?” Họ thưa: “Thưa Thầy, xin đến mà xem”. Chúa Giêsu rơi lệ. Người Do-thái liền nói: “Kìa, xem Ngài thương ông ấy biết bao!” Nhưng có mấy kẻ trong đám nói: “Ông ấy đã mở mắt người mù từ khi mới sinh mà không làm được cho người này khỏi chết ư?” Chúa Giêsu lại xúc động; Người đi đến mộ. Mộ đó là một hang nhỏ có tảng đá đậy trên. Chúa Giêsu bảo: “Hãy đẩy tảng đá ra”. Martha là chị người chết, thưa: “Thưa Thầy, đã nặng mùi rồi vì đã bốn ngày”. Chúa Giêsu lại nói: “Ta đã chẳng bảo con rằng: Nếu con tin, thì con sẽ xem thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?” Thế là người ta cất tảng đá ra. Chúa Giêsu ngước nhìn lên và nói: “Lạy Cha, Con cảm tạ Cha đã nhậm lời Con. Con biết Cha hằng nghe lời Con, nhưng Con nói lên vì những người đứng xung quanh đây, để họ tin rằng Cha đã sai Con”. Nói rồi, Người kêu lớn tiếng: “Ladarô! Hãy ra đây!” Người đã chết đi ra, chân tay còn quấn những mảnh vải, trên mặt quấn khăn liệm. Chúa Giêsu bảo: “Hãy cởi ra cho anh ấy đi”.

Một số người Do-thái đến thăm Maria, khi được chứng kiến những việc Chúa Giêsu làm, thì đã tin vào Người.

Phép lạ làm cho Lazarô sống lại là “dấu hiệu” cuối cùng trong một loại các dấu hiệu được ghi lại trong 12 chương đầu của tin mừng Gioan. Biến cố nầy tiên báo sự chết và sống lại của Chúa Giêsu mà Người sắp thực hiện tại Giêrusalem. Có thể phân chia chương 11 như sau: – Lazarô bệnh và bàn luận giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của Người (11,1-16); – Chúa Giêsu đến Bêtania, đối thoại với Martha (11,17-27); – Chúa Giêsu đối thoại với Maria và làm cho Lazarô sống lại (11,28-46); – Quyết định giết Chúa Giêsu. Lễ Vượt Qua cuối cùng (11,47-57).

Trong phạm vi bài nầy, chúng ta chỉ bàn đến đoạn 11,17-27. Tin Lazarô bệnh đã đến với Chúa Giêsu (c. 3), nhưng Người không đi ngay. Người chỉ đến Bêtania bốn ngày sau khi ông đã được an táng. Đoạn 11,17-27 có thể chia thành hai phần: – Chúa Giêsu đến Bêtania (11,17-20); – Đối thoại giữa Chúa Giêsu và Martha (11,21-27).

Chúa Giêsu đến Bêtania (11,17-20). Những chỉ dẫn không gian và thời gian mang một ý nghĩa nào đó. Lazarô đã được an táng bốn ngày (c. 17). “Bốn ngày ở trong mồ” ngụ ý Lazarô đã chết thật. Theo phong tục chôn cất của người do thái, người chết được an táng ngay trong ngày người ấy qua đời. Theo niềm tin của họ, tinh thần của người chết có thể trở lại thân xác trong vòng ba ngày. Nếu qua ba ngày người chết không chỗi dậy, có thể tin chắc là người ấy đã chết thật. Bởi thế, Martha hết hy vọng và nói với Chúa Giêsu là “đã bốn ngày rồi” (11,39). “Bêtania gần Giêrusalem” hàm ý là sau sự việc tại Bêtania, Chúa Giêsu sẽ lên Giêrusalem. Nơi đây, Chúa Giêsu sẽ thực hiện chính sự chết và sống lại của Người. Những gì xảy ra tại Bêtania là sự tiên báo.

Đối thoại với Martha về sự sống lại (11,21-27). Có thể chia cuộc đối thoại nầy thành thành hai phần: – Niềm tin ban đầu của Martha (cc. 21-24); – Chúa Giêsu mặc khải Người là sự sống lại và sự sống, và Martha tuyên xưng đức tin (cc. 25-27). Mỗi đoạn khởi đầu bằng eipen (c. 21.25); trong khi để đáp lại lời của người đối thoại, Gioan dùng cũng động từ legō ở thì hiện tại (cc. 23.24.27). Martha là người mở đầu và cũng là người kết thúc cuộc đối thoại (cc. 17 và 27). Hai từ đối nghịch nhau “chết” và sống lại” (“sự sống”) đặc trưng cho đoạn nầy.

Niềm tin ban đầu của Martha (cc. 21-24). Lazarô là trung tâm của cuộc đối thoại nầy. Qua cuộc đối thoại Martha để cho thấy bà nghĩ gì về sự sống lại. Trước tiên Martha đặt ra một câu điều kiện không có thực là Lazarô “lẽ ra không chết” nếu như Chúa Giêsu đã có mặt ở đó (c. 21). Lazarô đã chết vì Chúa Giêsu đã không có mặt ở Bêtania trước đó bốn ngày. Maria cũng lập lại câu nói nầy (c. 32). Martha và Maria đặt niềm tin vào sự hiện diện hữu hình của Chúa Giêsu, người như là một sát thủ của bệnh tật và chết chóc. Trong lời tiếp theo (c. 22) Martha cho thấy Chúa Giêsu có thể cầu xin cùng Thiên Chúa cho Lazarô sống lại (x. 9,31). Bà tin mạnh mẽ vào tương quan đặc biệt của Chúa Giêsu với Thiên Chúa. Chúa Giêsu sẽ nói nhiều đến hiệu quả của lời cầu xin, aiteō, qua trung gian của Người, “nhân danh Người” (14,13.14; 15,7; 15,16; 16,13.24). Sau cùng, khi Chúa Giêsu nói là Lazarô sẽ sống lại, anistēmi (cc. 23.24), Martha cho thấy bà tin vào sự sống lại như người do thái tin là kẻ chết sẽ sống lại “trong ngày sau hết” (c. 24). Đến lúc nầy Martha như đại diện cho niềm tin của dân chúng về sự sống lại. Chúa Giêsu sẽ dẫn bà đến đức tin vào Người.

Sang phần tiếp theo (cc. 25-27), Chúa Giêsu là trung tâm của cuộc đối thoại. Ngôi thứ nhất “tôi” của Chúa Giêsu chi phối phần nầy. Động từ pisteuō “tin” (cc. 25.26 (2x).27) được dùng trong mỗi câu, và có đối tượng là Chúa Giêsu. “Tin vào” Chúa Giêsu như là điều kiện dứt khoát để không phải chết. “Tôi là sự sống lại và sự sống” (c. 25). Trong tin mừng Gioan, Chúa Giêsu dùng nhiều lần “Tôi là…” để trình bày về chính mình (6,35.48.51; 8,12; 10,7…). Đây là cách tuyên bố long trọng và cho biết Người cũng có quyền làm cho người chết sống lại và ban sự sống như Thiên Chúa (x. 5,21.25.26). Hai mệnh đề tiếp theo song đối với nhau “Ai tin vào Tôi…”, “Mọi người sống và tin vào Tôi…” (c. 25b và 26) có tính cách phổ quát và áp dụng cho mọi người. Cấu trúc của ba mệnh trên làm nổi bật nội dung: “Tôi là sự sống lại và sự sống” (c. 25a) – “Ai tin vào Tôi thì dẫu chết cũng sẽ sống” (c. 25b) – “Mọi người sống và tin vào Tôi sẽ không phải chết bao giờ” (c. 26). “Tôi” của Chúa Giêsu là Đấng phải đặt niềm tin vào. Từ Chúa Giêsu phát sinh “sự sống lại và sự sống”. Niềm tin nầy dẫn đến kết quả là có thể loại trừ hoàn toàn sự chết. Nếu đã chết sẽ sống lại, nếu đang sống khỏi phải chết. Vậy “tin vào Tôi” là điều kiện duy nhất để có sự sống lại và sự sống trong chính mình. “Sự sống”, zōē, nơi Chúa Giêsu (c. 25; 5,26) là sự sống của Thiên Chúa (1,4), sự sống vĩnh cửu (3,15.16.36), sự sống đối nghịch với sự chết đời đời (5,24). Người tin vào Chúa Giêsu sẽ được Người dẫn vào sự sống thần linh, ngang qua sự sống lại. Câu hỏi “Con có tin như thế không?” trong mạch văn được hiểu là nhắm đến cái chết của Lazarô; đồng thời thông tỏ cho Martha biết bà phải tin như thế nào. Như thế Martha không phải chờ sự sống lại của em mình vào ngày sau hết, nhưng Chúa Giêsu có thể thực hiện ngay bây giờ nếu tin vào Người.

Martha tuyên xưng đức tin (c. 27). Lời tuyên xưng của Martha bao gồm: thiên sai tính của Người “Đấng Kitô”, nguồn gốc thần linh của Người “Con Thiên Chúa” và việc Người hoàn tất sự trông đợi, “Đấng phải đến trong thế gian”. Mở đầu lời tuyên xưng, Martha dùng cụm từ Nai, kyrie, “Vâng, lạy Chúa/thưa Ngài”. Cụm từ nầy chỉ thấy trong lời đáp của Phêrô khi Chúa Giêsu hỏi ông có yêu mến Người hơn kẻ khác không (21,15-16). Như Phêrô, Martha muốn tiến sâu hơn trong đức tin, muốn gắn bó hơn với Đấng bà tuyên xưng là Con Thiên Chúa.

Thì hoàn thành (perfect) của động từ pisteuō, “tin”, diễn tả sự kéo dài và thường xuyên của hành vi tin. Martha đã tin, vẫn tin và còn tin sâu hơn nữa. Tước hiệu “Kitô” xuất hiện ở đây rất có ý nghĩa. Trước câu 11,27 nầy, Chúa Giêsu có phải là Đấng Kitô hay không là thắc mắc của nhiều hạng người (x. 1,20.25; 3,28; 4,29, 7,26.31.41.42; 10,24). Martha là người đầu tiên tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Kitô; đó như câu trả lời dứt khoát cho những thắc mắc trên. Tước hiệu Kitô nầy gắn liền Chúa Giêsu với Thiên Chúa với tư cách là “Con Thiên Chúa”, và với nhân loại như là “Đấng (Thiên Chúa sai đến) đang đến trong thế gian”. Khi Chúa Giêsu đến, dân chúng nhận ra Người như một ngôn sứ (6,14), vị vua của Israel (1,49; 12,13); trong khi đó, Martha tuyên xưng Người là Con Thiên Chúa. Mục đích của việc Người đến là để cứu độ thế gian (3,17), phán xét (8,26; 9,39) và làm chứng cho sự thật (18,37). Ở đây Chúa đến trong thế gian như là sự sống lại và sự sống. Ai tin vào Người sẽ được sống.

Sự chết không thể hủy diệt được người tin vào Chúa Giêsu và kết hiệp liên lỉ với Người, vì Người chính là sự Sống Lại và Sự Sống của họ.

Linh mục Luigi Gonzaga Đặng Quang Tiến

V Domenica di Quaresima

Ezechiele 37, 12-14; Romani 8, 8-11; Giovanni 11, 1-45

LA RISURREZIONE DEL CUORE

Le storie del Vangelo non sono scritte solo per essere lette, ma anche per essere rivissute. La storia di Lazzaro è stata scritta per dirci questo: c’è una risurrezione del corpo e c’è una risurrezione del cuore; se la risurrezione del corpo avverrà “nell’ultimo giorno”, quella del cuore avviene, o può avvenire, ogni giorno.

Questo è il significato della risurrezione di Lazzaro che la liturgia ha voluto evidenziare con la scelta della prima lettura di Ezechiele sulle ossa aride. Il profeta ha una visione: vede un’immensa distesa di ossa rinsecchite e capisce che esse rappresentano il morale del popolo che è a terra. La gente va dicendo: “La nostra speranza è svanita, noi siamo perduti”. Ad essi è rivolta la promessa di Dio: “Ecco io apro i vostri sepolcri, vi risuscito dalle vostre tombe…Farò entrare in voi il mio spirito e rivivrete”. Anche in questo caso non si tratta della risurrezione finale dei corpi, ma della risurrezione attuale dei cuori alla speranza. Quei cadaveri, si dice, si rianimarono, si misero in piedi ed erano “un esercito grande, sterminato”. Era il popolo d’Israele che tornava a sperare dopo l’esilio.

Da tutto questo deduciamo una cosa che conosciamo anche per esperienza: che si può essere morti, anche prima di…morire, mentre siamo ancora in questa vita. E non parlo solo della morte dell’anima a causa del peccato; parlo anche di quello stato di totale assenza di energia, di speranza, di voglia di lottare e di vivere che non si può chiamare con nome più indicato che questo: morte del cuore.

A tutti quelli che per le ragioni più diverse (matrimonio fallito, tradimento del coniuge, traviamento o malattia di un figlio, rovesci finanziari, crisi depressive, incapacità di uscire dall’alcolismo, dalla droga) si trovano in questa situazione, la storia di Lazzaro dovrebbe arrivare come il suono di campane il mattino di Pasqua.

Chi può darci questa risurrezione del cuore? Per certi mali, sappiamo bene che non c’è rimedio umano che tenga. Le parole di incoraggiamento lasciano il terreno che trovano. Anche in casa di Marta e Maria c’erano dei “giudei venuti per consolarle”, ma la loro presenza non aveva cambiato nulla. Bisogna “mandare a chiamare Gesù”, come fecero le sorelle di Lazzaro. Invocarlo come fanno le persone sepolte sotto una valanga o sotto le macerie di un terremoto che richiamano con i loro gemiti l’attenzione dei soccorritori.

Spesso le persone che si trovano in questa situazione non sono in grado di fare niente, neppure di pregare. Sono come Lazzaro nella tomba. Bisogna che altri facciano qualcosa per loro. Sulla bocca di Gesù troviamo una volta questo comando rivolto ai suoi discepoli: “Guarite gli infermi, risuscitate i morti” (Mt 10,8). Cosa intendeva dire Gesù: che dobbiamo risuscitare fisicamente dei morti? Se fosse così, nella storia si contano sulle dita i santi che hanno messo in pratica quel comando di Gesù. No, Gesù intendeva anche e soprattutto i morti nel cuore, i morti spirituali. Parlando del figliol prodigo, il padre dice: “Egli era morto ed è tornato in vita” (Lc 15, 32). E non si trattava certo di morte fisica, se era tornato a casa.

Quel comando: “Risuscitate i morti” è rivolto dunque a tutti i discepoli di Cristo. Anche a noi! Tra le opere di misericordia che abbiamo imparato da bambini, ce n’era che diceva: “seppellire i morti”; adesso sappiamo che c’è anche quella di “risuscitare i morti”.

Benedetto XVI: Cristo, Signore della vita e della morte

Intervento in occasione dell’Angelus domenicale

CITTA’ DEL VATICANO, domenica, 9 marzo 2008 (ZENIT.org).- Pubblichiamo di seguito le parole pronunciate questa domenica a mezzogiorno da Benedetto XVI in occasione della recita della preghiera mariana dell’Angelus con i fedeli e i pellegrini riuniti in Piazza San Pietro in Vaticano.

* * *

Cari fratelli e sorelle,

nel nostro itinerario quaresimale siamo giunti alla Quinta Domenica, caratterizzata dal Vangelo della risurrezione di Lazzaro (Gv 11,1-45). Si tratta dell’ultimo grande “segno” compiuto da Gesù, dopo il quale i sommi sacerdoti riunirono il Sinedrio e deliberarono di ucciderlo; e decisero di uccidere anche lo stesso Lazzaro, che era la prova vivente della divinità di Cristo, Signore della vita e della morte. In realtà, questa pagina evangelica mostra Gesù quale vero Uomo e vero Dio. Anzitutto l’evangelista insiste sulla sua amicizia con Lazzaro e le sorelle Marta e Maria. Egli sottolinea che a loro “Gesù voleva molto bene” (Gv 11,5), e per questo volle compiere il grande prodigio. “Il nostro amico Lazzaro s’è addormentato, ma io vado a svegliarlo” (Gv 11,11) – così parlò ai discepoli, esprimendo con la metafora del sonno il punto di vista di Dio sulla morte fisica: Dio la vede appunto come un sonno, da cui ci può risvegliare. Gesù ha dimostrato un potere assoluto nei confronti di questa morte: lo si vede quando ridona la vita al giovane figlio della vedova di Nain (cfr Lc 7,11-17) e alla fanciulla di dodici anni (cfr Mc 5,35-43). Proprio di lei disse: “Non è morta, ma dorme” (Mc 5,39), attirandosi la derisione dei presenti. Ma in verità è proprio così: la morte del corpo è un sonno da cui Dio ci può ridestare in qualsiasi momento.

Questa signoria sulla morte non impedì a Gesù di provare sincera com-passione per il dolore del distacco. Vedendo piangere Marta e Maria e quanti erano venuti a consolarle, anche Gesù “si commosse profondamente, si turbò” e infine “scoppiò in pianto” (Gv 11,33.35). Il cuore di Cristo è divino-umano: in Lui Dio e Uomo si sono perfettamente incontrati, senza separazione e senza confusione. Egli è l’immagine, anzi, l’incarnazione del Dio che è amore, misericordia, tenerezza paterna e materna, del Dio che è Vita. Perciò dichiarò solennemente a Marta: “Io sono la risurrezione e la vita; chi crede in me, anche se muore, vivrà; chiunque vive e crede in me, non morirà in eterno”. E aggiunse: “Credi tu questo?” (Gv 11,25-26). Una domanda che Gesù rivolge ad ognuno di noi; una domanda che certamente ci supera, supera la nostra capacità di comprendere, e ci chiede di affidarci a Lui, come Lui si è affidato al Padre. Esemplare è la risposta di Marta: “Sì, o Signore, io credo che tu sei il Cristo, il Figlio di Dio che deve venire nel mondo” (Gv 11,27). Sì, o Signore! Anche noi crediamo, malgrado i nostri dubbi e le nostre oscurità; crediamo in Te, perché Tu hai parole di vita eterna; vogliamo credere in Te, che ci doni una speranza affidabile di vita oltre la vita, di vita autentica e piena nel tuo Regno di luce e di pace.

Affidiamo questa preghiera a Maria Santissima. Possa la sua intercessione rafforzare la nostra fede e la nostra speranza in Gesù, specialmente nei momenti di maggiore prova e difficoltà.

[Il Papa ha poi salutato i pellegrini in diverse lingue. In Italiano ha detto:]

Nei giorni scorsi, la violenza e l’orrore hanno nuovamente insanguinato la Terra Santa, alimentando una spirale di distruzione e di morte che sembra non avere fine. Mentre vi invito a domandare con insistenza al Signore Onnipotente il dono della pace per quella regione, desidero affidare alla Sua misericordia le tante vittime innocenti ed esprimere solidarietà alle famiglie e ai feriti.

Incoraggio, inoltre, le Autorità israeliane e palestinesi nel loro proposito di continuare a costruire, attraverso il negoziato, un futuro pacifico e giusto per i loro popoli e a tutti chiedo, in nome di Dio, di lasciare le vie tortuose dell’odio e della vendetta e di percorrere responsabilmente cammini di dialogo e di fiducia.

È questo il mio auspicio anche per l’Iraq, mentre trepidiamo ancora per la sorte di Sua Eccellenza Mons. Rahho e di tanti iracheni che continuano a subire una violenza cieca ed assurda, certamente contraria ai voleri di Dio.

Giovedì prossimo, 13 marzo, alle ore 17,30, presiederò nella Basilica di San Pietro una Liturgia Penitenziale per i giovani della Diocesi di Roma. Sarà un momento forte di preparazione alla XXIII Giornata Mondiale della Gioventù, che celebreremo la Domenica delle Palme e che culminerà nel luglio prossimo con il grande incontro di Sydney. Cari giovani di Roma, vi invito tutti a questo appuntamento con la Misericordia di Dio! Ai sacerdoti e ai responsabili raccomando di favorire la partecipazione dei giovani facendo proprie le parole dell’apostolo Paolo: “Noi fungiamo da ambasciatori per Cristo: … lasciatevi riconciliare con Dio” (2 Cor 5,20).

Saluto con affetto i pellegrini di lingua italiana, in particolare i partecipanti al convegno della Federazione Opere Educative, il folto gruppo di ragazzi del Decanato di Rho, i fedeli provenienti da Venezia, Mestre, Perugia e Cremona, il Centro di Formazione Professionale del quartiere Paolo VI in Taranto, la Scuola “Don Carlo Costamagna” di Busto Arsizio, i “Marinai d’Italia” e i donatori di sangue di Grado. A tutti auguro una buona domenica.

[© Copyright 2008 – Libreria Editrice Vaticana]