Chúa Nhật XII Thường Niên – Hãy Nói Ra Giữa Ánh Sáng – Giải thích bản văn Tin Mừng

22/06/2023

Mt 10,26-33: Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: “Các con đừng sợ những người đó, vì không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết. Ðiều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà.

“Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn: Các con hãy sợ Ðấng có thể ném cả xác lẫn hồn xuống địa ngục. Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi. Vậy các con đừng sợ: các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần.

“Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy, là Ðấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ chối nó trước mặt Cha Thầy, là Ðấng ngự trên trời”.

Chương 10 ghi lại những điều liên quan đến việc chọn lựa nhóm Mười Hai, sứ vụ và phần thưởng cho họ. Dàn bài của chương nầy có thể phân chia như sau: bổn phận phải làm của các tông đồ (10,5b-15); những phản ứng của con người trước hoạt động của các tông đồ (10,16-25); làm thế nào để chịu được và vượt qua những hoàn cảnh bất thuận lợi như thế (10:26-39); cuối cùng là phần thưởng dành cho các tông đồ (10,40-42). Đoạn 10,26-39 có thể phân chia thành hai phần: bổn phận loan báo điều đã nghe (10,26-31); tương quan với Chúa Giêsu (10,32-39).

Cấu trúc của đoạn 10,26-31 như sau: – Mở đầu và kết thúc bằng mệnh mệnh “Vậy đừng sợ!” (10,26a.31a); – Loan báo là ý muốn của Thiên Chúa (10,26b-27); – Thiên Chúa gìn giữ người tông đồ (10,28-31). Sự xuất hiện của mē oun + phobeomai, “đừng sợ”, trong hai câu 10,26 và 31 làm thành inclusio đóng khung đoạn nầy. Các câu 10,32-33 thuộc về đoạn tiếp theo, và nói đến tương quan giữa Chúa Cha, Chúa Giêsu và con người.

Chủ đề của đoạn là đề đến việc đừng sợ để loan báo tin mừng. “Đừng sợ” xuất hiện đến 3 lần (10,26a.28.31a). Một đàng việc loan báo tin mừng là ý muốn của Thiên Chúa nên không có gì phải sợ. Thiên Chúa sẽ trợ giúp để việc ấy được hoàn thành. Đàng khác Thiên Chúa gìn giữ người tông đồ. Người không để họ phải hư nát hoàn toàn do bắt bớ và giết chết khi loan báo tin mừng.

Loan báo là ý muốn của Thiên Chúa (10,26-27). Mở đầu hai câu là mệnh lệnh ngỏ với các tông đồ “Đừng sợ chúng!” (c. 26). Autous, “chúng”, ám chỉ những người bắt bớ các tông đồ (x. 10,19.23) và “người đời” (10,17.32). Tiếp theo là mệnh đề gar, “vì”, giải thích lý do tại sao không phải sợ hãi. Mệnh đề nầy được trình bày thành hai phần song song và đồng nghĩa: “điều che đậy sẽ được mở ra – điều giấu kín sẽ được thấu biết”. Câu hỏi đặt ra là nội dung của điều được giấu kín là gì? Chủ ngữ của động từ ở dạng thụ động apokalyptō, “tỏ lộ” và ginōskō, “thấu biết”?

Tin mừng, cho đến lúc trước khi các tông đồ được sai đi, được rao giảng cách đặc biệt và riêng tư cho họ (13,11). Bây giờ đã đến lúc tin mừng phải được loan báo bởi các tông đồ. Tin mừng nầy không thể bị che giấu do sợ hãi, vì Thiên Chúa sẽ ban cho các tông đồ điều họ sẽ nói (10,19), và Chúa Thánh Thần sẽ nói trong họ (10,20). Như thế, Thiên Chúa là tác nhân làm cho tin mừng được tỏ lộ, apokalyptō, và nhận biết, ginōskō, qua lời rao giảng của các tông đồ. Vậy, các tông đồ không phải sợ những người bắt bớ, vì lúc Thiên Chúa muốn cho tin mừng được loan báo là lúc Người hoạt động trong các tông đồ để điều nầy được thực hiện.

Câu 27 tiếp theo trình bày cách thế loan báo tin mừng như thế nào để được gọi là không sợ hãi. Các tông phải loan báo tin mừng nơi ánh sáng và trên mái nhà. Hai câu 26 và 27 được trình bày gồm những cặp từ tương phản: che dấu-tỏ lộ, giấu giếm-nhận biết, bóng tối-ánh sáng, rỉ tai-loan báo. Chúa Giêsu không nói rõ nội dung loan báo là gì, mà chỉ nói “điều Tôi nói với anh em”. Chúng ta có thể hiểu “điều” ấy chính là những lời giáo huấn của Người. Trong câu 11,25 chúng ta gặp thấy cả hai hạn từ kryptō, “giấu giếm”, và apokalyptō, “tỏ lộ”. Chúng có Thiên Chúa làm chủ ngữ. Từ “tỏ lộ” được dùng duy nhất cho Chúa Cha (10,27;11,25; 16,17) và Chúa Con (11,27). “Tỏ lộ” là đưa ra ánh sáng điều đã được thực hiện mà người ta chưa biết đến. Điều được tỏ lộ liên quan trực tiếp đến các lời, việc và Chúa Giêsu; tauta “những điều nầy” ám chỉ các lời nói và việc làm của Chúa Giêsu (11,25). Nói tóm, đó là mầu nhiệm Nước Trời. Vậy các tông đồ không phải sợ, vì Thiên Chúa muốn điều Người đã nói với các ông qua Chúa Giêsu được tỏ lộ ra cho mọi người.

Thiên Chúa gìn giữ người tông đồ (10,28-31). Chủ đề “đừng sợ” tiếp tục được bàn đến trong đoạn nầy. Chúa Giêsu đưa ra mệnh lệnh “Đừng sợ!” hai lần, và phân biệt hai đối tượng khác nhau (10,28[2x]). Câu 28 chia thành hai phần kết cấu theo dạng đối đảo: A “…giết thân xác, …không thể giết được linh hồn” – A’ “…có thể giết  linh hồn và thân xác”. Trường hợp thứ nhất “Đừng sợ người chỉ giết được thân xác” ám chỉ sự kiện các tông đồ sẽ bị bắt và bị giết (x. 24,9), như các ngôn sứ trước họ đã chịu (x. 23,34.37). Trường hợp thứ hai “Phải sợ Đấng có thể giết chết thân xác, và ném linh hồn vào hoả ngục” ám chỉ quyền năng và quan phòng của Thiên Chúa. Theo kết cấu đối đảo nầy, việc giết được hay không giết được linh hồn là điểm được nhấn mạnh. Chỉ sợ ai giết được linh hồn mà thôi.

Sōma mà Chúa Giêsu nói đến bao hàm cả con người hơn là một thể xác. Nhiều lần Matthêô dùng từ nầy để chỉ cả con người, bao hàm cả linh hồn và thể xác, như khi nói đến việc tay hay chân có thể gây nên dịp tội. Trong trường hợp nầy “toàn sōma”, nghĩa là cả con người, bị ném xuống hoả ngục (5,29-30; x. 6,23.25). Tuy nhiên, Matthêô cũng phân biệt sōma, “thể xác” và psychē “linh hồn” như hai yếu tố tách biệt trong một vài trường hợp, chẳng hạn như ở câu 28 nầy (x. 26,12; 27,58.59). Psychē, “linh hồn”, đồng nghĩa với sự sống của con người (2,20; 6:25).  Khác với sōma, psychē không bị tiêu tán bởi cái chết. Bởi đó, Chúa Giêsu thường nói phải lo lắng cho sự sống đời sau hơn là sự sống đời nầy (16,25.26; 20,28). Vậy, lý do thứ hai người tông đồ không phải sợ là vì người bắt bớ không có quyền năng như Thiên Chúa để có thể giết được linh hồn.

Một lý do khác nữa để đừng sợ dựa trên sự lo lắng và quan phòng cách đặc biệt của Thiên Chúa (10,29-30). Chúa Giêsu dùng hình ảnh con chim sẻ và giá trị của nó để nói đến việc chăm sóc của Người. Trong Matthêô con chim sẻ trị giá chỉ một đồng tiền bằng đồng (assarion); trong khi giá của nó trong Luca là hai đồng (Lc 12,6). Một đồng tiền bằng đồng (copper coin) trị giá chỉ bằng một phần mười sáu của đồng bạc (denarius). Một đồng bạc là lương làm công một ngày (20,2). Giá không đáng kể của con chim ngụ ý giá trị của nó rất khiêm tốn. Rồi việc nó chết đi, “rơi xuống đất” không ngoài sự cho phép của Thiên Chúa; tương tự việc một sợi tóc rơi xuống. Vậy, Chúa Giêsu đưa ra lý chứng a fortiori. Người đi từ điều nhỏ nhất là giá trị của con chim và sợi tóc (10,30) để đi đến điều lớn hơn là các tông đồ. Việc con chim chết đi, hay sợi tóc rụng xuống Thiên Chúa còn cho phép, huống gì là việc các tông đồ bị bắt bớ hay giết đi đều không ngoài ý muốn của Thiên Chúa.

Để kết luận, Chúa Giêsu thêm lần nữa mệnh lệnh “Vậy đừng sợ!” (10,31). Lần nầy, oun, “vậy”, qui về những điều đã trình bày trước như là nền tảng cho mệnh lệnh nầy. Khẳng định “Các con quí giá hơn nhều chim sẻ” muốn nói là các tông đồ có một chỗ đặc biệt trong sự chăm sóc của Thiên Chúa (x. 6,26).

Chúa Giêsu sai các tông đồ đi loan báo tin mừng. Thử thách và bắt bớ luôn đến với họ. Tuy nhiên họ không phải sợ bất cứ điều gì, vì Thiên Chúa luôn ở với họ. Người muốn tin mừng được loan báo, nên Người ban cho các tông đồ miệng lưỡi và ân sủng. Nếu phải bị giết chết, điều ấy là ý muốn của Người. Người tông đồ chỉ sợ một mình Thiên Chúa để khỏi sợ những điều khác.

Linh mục Luigi Gonzaga Đặng Quang Tiến

Benedetto XVI: chi ama Dio non ha paura

Parole introduttive alla preghiera dell’Angelus

CITTA’ DEL VATICANO, domenica, 8 giugno 2008 (ZENIT.org).- Pubblichiamo di seguito l’intervento pronunciato questa domenica da Benedetto XVI in occasione della recita della preghiera mariana dell’Angelus insieme ai fedeli e ai pellegrini convenuti in Piazza San Pietro.

* * *

Cari fratelli e sorelle,

nel Vangelo di questa domenica troviamo due inviti di Gesù: da una parte “non temete gli uomini” e dall’altra “temete” Dio (cfr Mt 10,26.28). Siamo così stimolati a riflettere sulla differenza che esiste tra le paure umane e il timore di Dio. La paura è una dimensione naturale della vita. Fin da piccoli si sperimentano forme di paura che si rivelano poi immaginarie e scompaiono; altre successivamente ne emergono, che hanno fondamenti precisi nella realtà: queste devono essere affrontate e superate con l’impegno umano e con la fiducia in Dio. Ma vi è poi, oggi soprattutto, una forma di paura più profonda, di tipo esistenziale, che sconfina a volte nell’angoscia: essa nasce da un senso di vuoto, legato a una certa cultura permeata da diffuso nichilismo teorico e pratico.

Di fronte all’ampio e diversificato panorama delle paure umane, la Parola di Dio è chiara: chi “teme” Dio “non ha paura”. Il timore di Dio, che le Scritture definiscono come “il principio della vera sapienza”, coincide con la fede in Lui, con il sacro rispetto per la sua autorità sulla vita e sul mondo. Essere “senza timor di Dio” equivale a mettersi al suo posto, a sentirsi padroni del bene e del male, della vita e della morte. Invece chi teme Dio avverte in sé la sicurezza che ha il bambino in braccio a sua madre (cfr Sal 130,2): chi teme Dio è tranquillo anche in mezzo alle tempeste, perché Dio, come Gesù ci ha rivelato, è Padre pieno di misericordia e di bontà. Chi lo ama non ha paura: “Nell’amore non c’è timore – scrive l’apostolo Giovanni – al contrario, l’amore perfetto scaccia il timore, perché il timore suppone un castigo e chi teme non è perfetto nell’amore” (1 Gv 4,18). Il credente dunque non si spaventa dinanzi a nulla, perché sa di essere nelle mani di Dio, sa che il male e l’irrazionale non hanno l’ultima parola, ma unico Signore del mondo e della vita è Cristo, il Verbo di Dio incarnato, che ci ha amati sino a sacrificare se stesso, morendo sulla croce per la nostra salvezza.

Più cresciamo in questa intimità con Dio, impregnata di amore, più facilmente vinciamo ogni forma di paura. Nel brano evangelico odierno Gesù ripete più volte l’esortazione a non avere paura. Ci rassicura come fece con gli Apostoli, come fece con san Paolo apparendogli in visione una notte, in un momento particolarmente difficile della sua predicazione: “Non aver paura – gli disse – perchè io sono con te” (At 18,9). Forte della presenza di Cristo e confortato dal suo amore, non temette nemmeno il martirio l’Apostolo delle genti, del quale ci apprestiamo a celebrare il bimillenario della nascita, con uno speciale anno giubilare. Possa questo grande evento spirituale e pastorale suscitare anche in noi una rinnovata fiducia in Gesù Cristo che ci chiama ad annunciare e testimoniare il suo Vangelo, senza nulla temere. Vi invito pertanto, cari fratelli e sorelle, a prepararvi a celebrare con fede l’Anno Paolino che, a Dio piacendo, aprirò solennemente sabato prossimo, alle ore 18, nella Basilica di San Paolo fuori le Mura, con la liturgia dei Primi Vespri della Solennità dei Santi Pietro e Paolo. Affidiamo sin d’ora questa grande iniziativa ecclesiale all’intercessione di San Paolo e di Maria Santissima, Regina degli Apostoli e Madre di Cristo, sorgente della nostra gioia e della nostra pace.

[Il Papa ha poi salutato i pellegrini in diverse lingue. In Italiano ha detto:]

Con viva emozione ho appreso stamane del naufragio, nell’arcipelago delle Filippine, di un traghetto travolto dal tifone Fengshen, che ha imperversato in quella zona. Mentre assicuro la mia vicinanza spirituale alle popolazioni delle isole colpite dal tifone, elevo una speciale preghiera al Signore per le vittime di questa nuova tragedia del mare, in cui pare siano coinvolti anche numerosi bambini.

Oggi a Beirut, capitale del Libano, viene proclamato beato Yaaqub da Ghazir Haddad, al secolo Khalil, sacerdote dell’Ordine dei Frati Minori Cappuccini e fondatore della Congregazione delle Suore Francescane della Croce del Libano. Nell’esprimere le mie felicitazioni alle sue figlie spirituali, auspico con tutto il cuore che l’intercessione del beato Abuna Yaaqub, unita a quella dei Santi libanesi, ottenga a quell’amato e martoriato Paese, che troppo ha sofferto, di progredire finalmente verso una stabile pace.

Saluto i pellegrini di lingua italiana, in particolare i fedeli che sono venuti in bicicletta da Offanengo, diocesi di Crema. A tutti auguro una buona domenica.

[© Copyright 2008 – Libreria Editrice Vaticana]