Cùng nhau vì môi trường

06/06/2018

WASHINGTON – «Tôn giáo, khoa học, kinh tế, lao động, chính phủ, giáo dục, tổ chức dân sự, cộng đồng và cá nhân, tất cả chúng ta phải làm hết sức để giảm thải khí nhà kính và bảo vệ cộng đồng chúng ta khỏi những tác động thảm khốc của biến đổi khí hậu”: đây là một phần của nội dung lời kêu gọi chung được loan đi từ các nhà khoa học và lãnh đạo tôn giáo Hoa Kỳ. Họ làm điều này vì được thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng khí hậu, họ nhận định «tình trạng bất động, không hoạt động trên lãnh vực môi trường, không hợp lý về mặt khoa học và về mặt đạo đức không thể bênh vực».

Lời kêu gọi chung bảo vệ môi trường đã được ký bởi hơn năm trăm lãnh đạo của thế giới khoa học và nhiều nhà lãnh đạo Kitô , Do Thái và Hồi giáo ở Massachusetts; văn bản đã được trình trong những ngày gần đây ở Boston. Ở vị trí hàng đầu, trong số những người ủng hộ, có Đức Hồng y Sean Patrick O’Malley,Tổng giám mục của Boston, người đã tổ chức cuộc gặp với các nhà báo trong trung tâm mục vụ của giáo phận. Đây là một trong những nơi biểu tượng của sự tán thành chiến dịch về biến đổi khí hậu, vào cuối mùa hè tới, nó sẽ thiết lập một hệ thống nhà máy năng lượng mặt trời megawatt, cung cấp năng lượng cho hơn một trăm ngôi nhà và hàng năm bù đắp 17 nghìn tấn khí thải carbon dioxide.

Các nhà lãnh đạo tiếp tục tuyên bố: «Chúng ta đang đối diện với tình trạng khẩn cấp sinh thái và đạo đức có ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh khác của cuộc sống chung của chúng ta và điều này đòi hỏi chúng ta làm việc cùng nhau để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta. Tiểu bang Massachusetts có một lịch sử lãnh đạo ở tầm mức quốc gia trong lãnh vực khoa học, công nghệ và chính sách công và bây giờ chúng ta có cơ hội và nghĩa vụ trở thành người lãnh đạo trong việc bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta, chúng ta được kêu gọi là ngọn hải đăng cho quốc gia và thế giới, vẫn còn thời gian để hành động và cơ hội đó là bây giờ”. Trong lời kêu gọi, các nhà lãnh đão yêu cầu các chính trị gia giải quyết một cách hiệu quả “cuộc khủng hoảng khí hậu một cách táo bạo và cấp thiết”.

Năm 2008, Massachusetts đã phê chuẩn Đạo luật Global Warming Solutions, yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính ở tất cả các lĩnh vực xuống 25% vào năm 2020 so với năm 1990 và ít nhất 80% đến năm 2050. Philip Duffy, chủ tịch và giám đốc điều hành Woods Hole Research Center, một trong những phòng thí nghiệm hàng đầu thế giới về nghiên cứu khí hậu, đặc biệt quan tâm về sự nóng lên toàn cầu nói: “Các nhà khoa học và lãnh đạo tôn giáo, những người thường tiếp cận mọi điều với thế giới quan khác nhau, họ cùng nhau quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu, điều này cho thấy tầm quan trọng mà họ đã đóng góp”. Về vấn đề này, các học giả đã bày tỏ lo ngại về những thay đổi đột ngột khí hậu cũng có thể làm giảm ngành công nghiệp đánh cá phát triển mạnh ở Hoa Kỳ.

Cũng liên quan đến môi trường; Chilê đã trở thành quốc gia châu Mỹ Latinh đầu tiên thiết lập lệnh cấm quốc gia đối với bất kỳ loại bao nhựa nào trong thương mại. Dự luật đã được Hạ viện Chilê đã thông qua vào ngày 01-6 và nó sẽ được chuyển đến chính phủ để ban hành. Ông Marcela Cubillos, Bộ trưởng môi trường Chile cho biết “Chúng tôi tin chắc rằng bờ biển của chúng tôi yêu cầu chúng tôi phải là những nhà lãnh đạo trong việc làm sạch các đại dương”. Theo báo chí địa phương giải thích, trách nhiệm đảm bảo tuân thủ pháp luật đã được giao cho các đô thị, có thể áp dụng tiền phạt lên đến 237 nghìn peso (khoảng 322 euro) cho mỗi túi nhựa được đưa ra thị trường. Các hình phạt do pháp luật ấn định sẽ được áp dụng bởi tòa án cảnh sát địa phương. Các thương nhân sẽ có sáu tháng để loại bỏ túi nhựa khỏi hoạt động thương mại của họ, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có thời gian hai năm.(L’Osservatore Romano 03-6-2018)

Ngọc Yến

Nguồn: Đài Vaitcan