Đức cha John Hung Shan-chuan, Tổng giám mục Đài Bắc muốn mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm đảo Đài Loan, nơi chưa có một Giáo hoàng nào đặt chân đến. Dịp này có thể là Đại hội Thánh Thể được tổ chức vào tháng ba tới.
Đức cha John Hung Shan-chuan đang ở Roma cho chuyến thăm ad limina cùng với sáu giám mục Đài Loan khác nhấn mạnh rằng đã đến lúc phải xem Giáo hội Đài Loan là một Giáo hội theo cách riêng của nó, và người Đài Loan nói chung, không đồng hóa Đài Loan trong “một với Trung Quốc”. Đức cha nói: “Trung Quốc và Đài Loan là hai nhà Giáo hội, hai quốc gia, hai cách sống khác nhau”, ngay cả khi “chúng tôi có thể giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau”.
Đức cha John Hung 74 tuổi, sẽ gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 14 tháng năm. Ngài đã bày tỏ những điều trên trong một bài phát biểu ngắn tại Đại sứ quán Cộng hòa Trung Quốc (Đài Loan) cạnh Tòa Thánh, trong một buổi chiêu đãi của Đại sứ Matthew Lee, cùng với sự hiện diện của các hồng y, giám mục, các viên chức Vatican, linh mục, nữ tu và nhà báo. Ngoài ra cũng có sự hiện diện của ĐC Richard Gallagher, Thư ký của Vatican về quan hệ với các quốc gia.
Đức cha nói: “Lý do đầu tiên mà chúng tôi muốn mời ĐTC đến thăm Đài Loan là vì tại đây chưa từng có Đức Giáo Hoàng nào đặt chân đến Đài Loan. Không bao giờ, trong 70 năm. Lịch sử của Đài Loan trong 70 năm qua cũng là một lịch sử đau khổ. Chúng tôi luôn luôn bị coi là một phần của Trung Quốc”.
Trên thực tế, Giáo hội Đài Loan, được thiết lập từ lâu nhờ bởi các tín hữu, các nhà truyền giáo, linh mục và giám mục đã bỏ trốn hoặc bị trục xuất. Đức cha đã có đướng hướng mục vụ tiếp theo của mình, đó là hướng tới môi trường và người dân địa phương và các nhóm dân tộc. Chỉ trong 20-30 năm qua, người Công giáo đã thực hiện một sứ mệnh trực tiếp cho người dân Đài Loan. Do đó cần phải tuyên bố “một Giáo Hội theo đúng nghĩa của nó”, với những đặc điểm riêng. Hiện tại, Giáo hội Đài Loan bao gồm 300 ngàn người Công giáo địa phương và gần như nhiều người Công giáo di cư.
Đức Tổng Giám mục đã chỉ ra rằng điều này không ngăn cản sự cộng tác, sự hỗ trợ, chức năng “cầu nối” mà Giáo hội Đài Loan hướng tới Giáo hội Trung Quốc: “Chúng tôi có hơn 300 linh mục và nữ tu [lục địa] học tại Đại học Công giáo Furen và họ có thể sử dụng ngôn ngữ của họ [tiếng Quan Thoại] để học. Bằng cách này, chúng tôi ủng hộ hy vọng của Giáo Hội tại Trung Quốc bằng cách trao cho họ bằng cấp và chứng chỉ. Giáo hội Đài Loan cũng tổ chức các hội nghị quốc tế về các vấn đề đối thoại liên tôn và vấn đề toàn cầu hóa mang lại sự đóng góp quốc tế”.
ĐC Hung nói rằng với lời mời này, Ngài có sự ủng hộ của Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen.
Trung Quốc coi Đài Loan là “đảo nổi loạn” phải được lấy lại để thống nhất ngay cả khi phải sử dụng vũ lực và đe dọa can thiệp nếu Đài Bắc dám tuyên bố “độc lập”. Trong nhiều năm, Vatican đã tham gia vào một cuộc đối thoại với Bắc Kinh, mà về phía Trung Quốc thường kêu gọi Vatican phải cắt quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và Đài Loan như một điều kiện để tiếp tục đối thoại. (Asia News11/05/2018)
Ngọc Yến
Nguồn: Đài Vatican