Vì sao nói nhà nghèo chỉ nghèo một lúc, tâm nghèo thì nghèo cả đời

26/09/2021

Vì sao nói nhà nghèo chỉ nghèo một lúc, tâm nghèo thì nghèo cả đời, nhà nghèo và tâm nghèo cái nào đáng sợ hơn?

Trong cuộc sống không ai thích nghèo khó, nhưng suy cho cùng thì nghèo khó về vật chất có thể thông qua nỗ lực chăm chỉ mà có thể cải thiện, nhưng “nghèo về tâm hồn” thì rất khó để cải biến.

Vật chất và tinh thần là hai mặt trọng yếu trong đời sống con người chúng ta. Cả hai thứ đó đều góp phần mang lại cảm giác hạnh phúc cho con người. Nếu vật chất và tâm hồn viên mãn, con người sẽ thấy cuộc đời thật ý nghĩa.

Nhưng không phải ai cũng may mắn giàu có được cả hai điều đó. Tuy nhiên, nghèo khó, thiếu thốn về vật chất thì bạn có thể thông qua học tập, nỗ lực làm việc rồi dần dần có thể cải thiện, còn “nghèo nàn về tâm hồn” thì bạn phải nỗ lực gấp nhiều lần thì mới có thể thay đổi được.

Người xưa từng nói “Nhà nghèo chỉ nghèo một lúc, tâm nghèo thì nghèo cả đời”. Nếu như chúng ta muốn có cuộc sống giàu có, trước hết phải tu một cái tâm giàu, thì cuộc sống mới có thể trôi qua một cách sung túc vui vẻ được.

Người nghèo trong tâm, họ không thua kém người khác về mặt vật chất, nhưng lại thua kém về “tầm nhìn và thói quen”. Những người này thường có những biểu hiện như sau:

Sống bi quan, chán nản

Những người có tâm hồn nghèo nàn thường hay phàn nàn, dễ bỏ cuộc, quen đổ lỗi thất bại của bản thân cho môi trường, đổ lỗi cho người khác, nhưng họ không biết rằng chính tâm lý này đang kéo cuộc sống của họ đi xuống.

Có một câu chuyện kể về một cặp song sinh giống hệt nhau. Một đứa lúc nào cũng tràn đầy lạc quan. Trong khi đó đứa kia lúc nào cũng ủ rũ, bi quan.

Bố mẹ hai đứa rất lo lắng đã mang chúng đến bác sĩ tâm lý trong vùng. Bác sĩ đề nghị với hai ông bà một kế hoạch để cân bằng tính cách của cặp song sinh.

Và kế hoạch là như thế này, vào ngày sinh nhật sắp tới, hãy để hai đứa ở hai căn phòng riêng biệt khi chúng mở quà. Hãy tặng đứa luôn bi quan món quà tốt nhất mà ông bà có thể mua, còn đứa lạc quan hãy cho nó một hộp phân bón. Hai ông bà làm theo lời hướng dẫn của vị bác sĩ và cẩn thận quan sát kết quả.

Khi họ nhìn trộm vào phòng đứa bi quan, họ nghe thấy rành rành là nó đang than thở. Mình không thích màu của cái máy vi tính chút nào. Cái máy tính này thế nào nó cũng hỏng cho mà coi… Mình cũng không thích cái game này. Mình biết là ắt hẳn đứa nào đó sẽ có xe hơi đồ chơi thậm chí còn to hơn cái của mình…

Rón rén dọc theo hành lang đến phòng đứa còn lại, hai ông bà nhìn thấy đứa lạc quan hân hoan vui sướng tung hộp đựng phân bón lên cao. Cậu bé đang cười Bố mẹ không thể lừa được con đâu. Chỗ nào mà có nhiều phân thế này thì ắt hẳn phải có một con ngựa con!

Bạn thấy đấy người bi quan dù có được nhận những món quà tốt nhất, đắt tiền nhất nhưng họ chẳng bao giờ nhận ra được giá trị của những món đồ đó vì họ luôn bận tâm, luôn bị nhưng che mờ tâm trí bởi những suy nghĩ về những điều không tốt, không hay mà họ nghĩ ra.

Ngược lại, những người lạc quan luôn cảm thấy hài lòng vì họ nhìn thấy được mặt tích cực trong mỗi sự vật, sự việc ẩn trong những điều mà người khác coi là tầm thường từ cái nhìn đầu tiên.

Và những người nghèo tâm hồn, họ từ sớm đã lấy sự bi quan làm nền cho cuộc sống của mình. Khi gặp khó khăn, nếu không thở dài, thì là than thở, hoặc kêu nghèo. Nhưng chúng ta biết rằng một người trong lòng như thế nào sẽ phản ánh qua lời nói người đó, và những gì họ nói, sẽ được thế giới đáp trả lại như thế.

Càng bi quan, càng kém may mắn. Càng nhiều lời phàn nàn, càng nhiều rắc rối và xui xẻo. Cuộc sống như vậy đương nhiên sẽ rơi vào vòng tuần hoàn chết “bi quan – bần hàn” vô tận.

Lừa lọc dối trá

Những người có cuộc sống khốn khổ, đương nhiên chúng ta nên yêu thương và giúp đỡ họ. Tuy nhiên, người ‘nghèo trong tâm’ sở dĩ đáng thương thường không phải vì họ nghèo, mà vì họ đã mất đi nghị lực tiến thủ, nhu nhược và ỷ lại vào người khác bằng những hành động lừa lọc dối trá, ngang ngược.

Khi chúng ta sống dối trá và lừa lọc sẽ khiến cho tâm tư ta lúc nào cũng phải lo lắng, thấp thỏm không yên vì chẳng thể đoán được khi nào thì bí mật sẽ bị bại lộ. Từ đó sẽ hình thành rất nhiều rất nhiều phiền não không đáng có, cuộc sống sẽ không dễ dàng, chật vật, tuổi thọ sẽ ngày một giảm đi cũng như nhan sắc sẽ mau tàn phai hơn.

Người xưa có câu: “Nghèo hãy kiên trì, chớ oán trời xanh”. Kì thực, trong cuộc sống có gặp chút khó khăn cũng không gì đáng xấu hổ, nhưng nếu ‘nghèo’ đến mức đánh mất lòng tự trọng và tự tôn của mình. Luôn cảm thấy cả thế giới đều có lỗi với bản thân và thiếu nợ mình, thì đó mới thật sự là cái khiến người ta coi thường.

Xem thường người khác

Luôn có một số người thích coi thường người khác. Điển hình khi họ yêu cầu ai một điều gì đó mà không được đáp ứng, liền lập tức nói những lời chua ngoa để đả kích đối phương.

Thực ra, con người ai cũng vậy, khi gặp phải thứ mình muốn mà không được, thường sinh ra cảm giác thấy nóng mắt và đố kỵ.

Tuy nhiên, sự đố kỵ thái quá sẽ kéo bản thân người đó ngày càng sa vào vũng lầy, đồng thời còn khiến những người xung quanh tổn thương, mà bản thân người đó phúc khí cũng bị hao tổn.

Do đó, thay vì la hét hay áp đặt người khác làm theo ý mình, không bằng hãy chuyên tâm vào mục tiêu của bản thân, làm gì cũng phải đến nơi đến chốn, khiến cho cuộc sống bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.

Suy cho cùng, trong cuộc sống chúng ta có thể vui vẻ chấp nhận thiếu thốn hơn một chút về vật chất. Nhưng đừng cho phép bản thân thiếu thốn về tâm hồn. Bởi vì tâm hồn mới thực dự quyết định bạn có thật sự có cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc cả đời hay không.

LILY, THEO REVIVIEW 365 TỔNG HỢP

https://reviews365.net/